Data Storytelling: Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu bằng dữ liệu

0
252
Data Storytelling: Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu bằng dữ liệu
Data Storytelling: Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu bằng dữ liệu

Khi các nền tảng mạng xã hội trở nên đông đúc hơn, nhiều thương hiệu hơn đang ngày đêm thúc đẩy quảng cáo với mục tiêu tiếp cận khách hàng tiềm năng, điều gì khiến thương hiệu của bạn trở nên khác biệt so với số còn lại, Data Storytelling có thể là giải pháp bạn nên thử.

Trong thế giới làm marketing nói chung, các phương thức tiếp cận khách hàng sẽ luôn luôn thay đổi, sẽ không có một giải pháp nào là đúng mãi mãi hay cũng không có một chiến lược nào là có thể áp dụng nhiều doanh nghiệp.

Tuỳ vào từng bối cảnh khác nhau, marketer cần xây dựng cho mình những cách tiếp cận riêng và Data Storytelling là một trong số đó.

Data Storytelling là gì?

Data Storytelling có nghĩa là kể chuyện bằng dữ liệu. Về mặt tổng thể, Data Storytelling là một chiến thuật Storytelling vốn có rất nhiều cách thức tiếp cận khác nhau, bạn có thể xem storytelling là gì để hiểu toàn diện về khái niệm này.

Nói một cách dễ hiểu, Data Storytelling là hình thức kể chuyện trực quan theo lối tường thuật và dẫn dắt thông qua dữ liệu (Data) từ đó giúp đối tượng mục tiêu có thể hiểu về chủ đề nội dung hay thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải một cách dễ và sâu nhất.

Dữ liệu được sử dụng trong các câu chuyện (Story) có thể là các dữ liệu mà thương hiệu có được hoặc cũng sắp xếp lại các dữ liệu có sẵn từ các công ty nghiên cứu thị trường như Nielsen, Gartner Research hay Kantar.

Dưới đây là một số bước đơn giản để bạn có thể bắt đầu xây dựng các câu chuyện thương hiệu cho riêng mình bằng cách sử dụng dữ liệu.

Nghiên cứu một chủ đề nội dung cụ thể.

Dù cho thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, bạn cũng phải bắt đầu xây dựng câu chuyện với một chủ đề nội dung cụ thể.

Hiện có rất nhiều công cụ khác nhau giúp bạn tìm ra các chủ đề nội dung (Content Topic) này chẳng hạn như Google Trends, Google Keyword Planner, Google News, kiểm tra các thẻ hashtag trên các nền tảng mạng xã hội, hay thậm chí đơn giản là kiểm tra từ chính tài khoản Google Anaytics của bạn.

Mục tiêu của bạn trong giai đoạn này là xác định các xu hướng, các chủ đề hay các từ khoá đang được nhiều nhiều người quan tâm nhất.

Vì thông thường, mỗi chủ đề hay xu hướng chỉ nổi lên trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, bạn cần chọn đúng thời điểm khi mọi thứ vừa mới bắt đầu.

Hình thành một giả thuyết nào đó.

Sau khi bạn tổng hợp được các chủ đề hay ý tưởng cho câu chuyện của mình, bạn cần ghi chú lại những điểm chính, những dữ liệu hay quan điểm từ các nội dung hiện có.

Sau đó, nhiệm vụ của bạn là mở rộng chủ đề này bằng các nội dung liên quan hay nói cách khác, bạn giúp lấp đầy những khoảng trống nội dung còn chưa được thoả mãn.

Một giả thuyết độc đáo và thú vị sẽ được hình thành và bạn cần phải tiến hành kiểm chứng nó bằng một cuộc thăm dò ý kiến hay nghiên cứu thị trường nào đó.

Tạo một cuộc khảo sát.

Tiếp theo, bạn cần lập danh sách các câu hỏi và câu trả lời, những thứ sẽ giúp khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết ban đầu mà bạn đã có. Bạn cũng có thể bổ sung thêm các câu hỏi mới để làm rõ chủ đề chính.

Thông qua các hình thức khảo sát khác nhau từ các công cụ trực tuyến hoặc ngoại tuyến, bạn sẽ hướng dẫn những người tham gia khảo sát để lại các nội dung hay phản hồi với các câu hỏi tương ứng.

Để cho dữ liệu được khách quan, bạn cũng cần đa dạng nhóm đối tượng (mẫu) và mở rộng số lượng người tham dự trả lời khảo sát.

Trong khi 100 hay 200 kết quả có thể chưa đánh giá được vấn đề, 500 đến 1000 người khảo sát có thể khiến dữ liệu của bạn đáng tin hơn.

Phân tích dữ liệu.

Sau khi đã có được dữ liệu, bạn sẽ bắt đầu phân tích các dữ liệu này.

Cũng như vô số cách thức phân tích dữ liệu nghiên cứu thị trường khác, bạn cũng nên phân loại câu trả lời theo những trường khác nhau chẳng hạn như độ tuổi, khu vực hay giới tính…để xem liệu các phản hồi có khác nhau từ những nhóm người khác nhau hay không.

Vẽ biểu đồ trực quan hoá cho dữ liệu.

Một câu chuyện dữ liệu hay chiến thuật Data Storytelling sẽ không hoàn chỉnh nếu không có biểu đồ hay đồ thị để trực quan hóa các thông tin được đưa ra.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Charts hoặc Infogram để nhanh chóng tạo ra các hình ảnh trực quan hấp dẫn, sau đó nhúng chúng vào câu chuyện của mình.

Viết nội dung và xuất bản câu chuyện.

Bước cuối cùng, cũng là bước quyết định đó là bạn bắt đầu viết chi tiết về những gì dữ liệu đã tiết lộ – và tại sao dữ liệu đó lại quan trọng (với đối tượng mục tiêu hoặc cộng đồng).

Xuất bản câu chuyện và tìm cách phân phối nó.

Cũng như các cách thức marketing khác, trừ khi bạn đang là một thương hiệu lớn (Top of Mind) câu chuyện của bạn sẽ khó tiếp cận được đối tượng mục tiêu hay ít có sức ảnh hưởng nếu nó không được quảng cáo hay PR.

Bạn có thể đăng lên các nền tảng sẵn có của thương hiệu và bắt đầu đẩy nó đi hoặc bạn cũng có thể hợp tác với các đơn vị báo chí khác để lan truyền câu chuyện.