Thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng phát triển, đi kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, bán được nhiều hàng hơn và tăng doanh thu hiệu quả? Cùng tìm hiểu 10 chiến lược Marketing doanh nghiệp thương mại điện tử, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay trong năm 2022.
Social Media Marketing
Mua sắm qua mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp thương mại điện tử đều chú trọng phát triển các kênh Social Media để tiếp cận, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Từ Facebook, Instagram, TikTok,… hay bất cứ nền tảng mạng xã hội nào mà khách hàng của bạn hiện diện nên triển khai các nội dung bán hàng như đăng sản phẩm, chia sẻ chương trình khuyến mãi,… Bên cạnh đó nên đan xen thêm các tuyến bài về chia sẻ kiến thức, cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng…
Đặc biệt, bạn có thể tạo Shopable Post hay còn gọi là các bài đăng cho phép mua sắm. Đây là định dạng mà bạn có thể gắn Tag sản phẩm, giá cả vào hình ảnh. Khi người dùng Click vào, họ sẽ được đưa đến trang đặt hàng. Từ đó có thể nhanh chóng thêm sản phẩm vào giỏ và thanh toán.
Nhìn chung, các bài đăng cho phép mua sắm giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm thuận tiện, dễ dàng hơn. Loại bỏ đi những thao tác khác có thể cản trở khách hàng thực hiện hành động mua hàng.
Ngoài ra, trên kênh Social Media, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến đánh giá của khách hàng và cả những nội dung khách hàng thảo luận về thương hiệu của bạn. Bởi những đánh giá này có thể thúc đẩy hoặc cản trở khách mua hàng.
Content Marketing
Để tiếp cận khách hàng và mang lại hiệu quả bán hàng cao hơn, Content Marketing cũng nằm trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Dưới đây là một số hoạt động Content Marketing bạn có thể triển khai:
- Tối ưu trang mô tả sản phẩm: Khi viết mô tả ngoài việc cung cấp đầy đủ các nội dung về sản phẩm để khách hàng tìm hiểu cũng cần bao gồm những từ khóa liên quan đến sản phẩm. Giả sử, bạn kinh doanh điện thoại Iphone, hãy đảm bảo các nội dung trên trang Web (tiêu đề trang, tiêu đề sản phẩm, thẻ Alt hình ảnh,…) có chứa những từ khóa như “điện thoại Iphone cũ”, “điện thoại Iphone giá rẻ”,… Khi đó, nếu người dùng tìm kiếm các từ khóa này, công cụ tìm kiếm sẽ đề xuất trang của bạn.
- Triển khai các nội dung trên Blog: Lời khuyên cho bạn nên sản xuất các nội dung đi theo hành trình của khách hàng. Hành trình của người mua bắt đầu từ giai đoạn Awareness – nhận thức, Interest – quan tâm, Consideration – cân nhắc và cuối cùng là Conversion – mua hàng. Bám theo hành trình này, bạn cần sản xuất những nội dung mà người đọc quan tâm trong từng giai đoạn và cuối cùng biến họ thành khách hàng thực sự.
- Đăng Video liên quan đến sản phẩm lên Youtube (giới thiệu sản phẩm, tính năng, hướng dẫn sử dụng, Review,…)
- Bổ sung phần nội dung các câu hỏi thường gặp dựa trên từ khóa trên trang Web của bạn.
Video Viral
Sản xuất Video Viral là cách hiệu quả để sản phẩm, thương hiệu của bạn được nhiều khách hàng biết đến hơn. Với mỗi lượt xem, Like, Comment, Share là cơ hội để có thêm lượng lớn khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên việc thực hiện Video Viral không đơn giản. Video có thể có nhưng mức độ lan truyền Viral thì chưa chắc.
Nhìn chung, nếu bạn muốn sản xuất Video Viral nên xuất phát từ ý tưởng độc, lạ, gây ấn tượng mạnh (gây sốc, hài hước, cảm động, truyền cảm hứng,…).
Search Engine Optimization
Search Engine Optimization hay viết tắt là SEO là chiến lược Marketing doanh nghiệp thương mại điện tử không xa lạ gì. Cụ thể, bạn sẽ cần tối ưu SEO Website bán hàng của doanh nghiệp mình.
Việc triển khai SEO hiệu quả, các trang bán hàng có được thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm, sẽ có nhiều hơn người dùng nhìn thấy sản phẩm của bạn và truy cập trang Web. Từ đó khả năng có được đơn hàng cũng cao hơn.
Một lợi ích khác khi làm SEO Website là nâng cao uy tín thương hiệu. Nếu sản phẩm của bạn xuất hiện ở Top đầu khiến người đọc tin tưởng hơn. Đặc biệt nếu kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm, thực phẩm,… đây là chiến lược giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin của khách hàng.
Affiliate Marketing
Trong các chiến lược Marketing doanh nghiệp thương mại điện tử, Affiliate Marketing hay tiếp thị liên kết đang chứng minh được hiệu quả mà nó đem lại trong kế hoạch truyền thông của thương hiệu.
Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ kết nối với một người hoặc một nhóm, có thể là KOL, Influencer, Blogger,… để họ quảng bá các sản phẩm của bạn đến các fan của họ. Sau đó, với mỗi giao dịch được thực hiện thành công, bạn sẽ gửi lại họ một khoản tiền hoa hồng. Tùy vào chiến lược cũng như sản phẩm của doanh nghiệp, các chuyển đổi này có thể là điền thông tin lead form hay mua hàng trên website,…
Nhìn chung, Affiliate Marketing giúp doanh nghiệp mang sản phẩm đến gần hơn với đối tượng mục tiêu, tăng lưu lượng truy cập đến các trang bán hàng. Từ đó đạt được mục tiêu chuyển đổi. Hơn nữa, việc xuất hiện trên các bài đăng của người nổi tiếng còn có thể tăng độ phủ sóng cho thương hiệu.
Email Marketing
Được biết đến là hình thức Marketing lâu đời, tuy nhiên đây vẫn là chiến lược marketing doanh nghiệp thương mại điện tử hiệu quả, đóng vai trò quan trọng. Là một Marketer cho doanh nghiệp thương mại điện tử bạn có thể sử dụng Email Marketing để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng cũ.
Cụ thể, bạn có thể gửi các Email cho khách hàng phục vụ Marketing như:
- Gửi Email nhắc nhở khách hàng chưa hoàn thành đơn hàng
- Gửi Email xác nhận đặt hàng
- Gửi Email thông báo với tình trạng đơn hàng
- Gửi Email chăm sóc khách hàng sau khi mua sản phẩm
- Gửi Email thông báo về các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giá cập nhật của các sản phẩm họ đã thêm trong giỏ,…
Local Marketing
Là người làm Marketing cho doanh nghiệp thương mại điện tử, bạn đã từng thử thực hiện Local Marketing? Nếu chưa, thì những lợi ích mà nó đem lại có thể khuyến khích doanh nghiệp của bạn nên thử triển khai phương thức này nhằm gia tăng hiệu quả truyền thông.
Local Marketing cho phép cửa hàng Online của bạn chiếm lấy thị trường địa phương. Cụ thể bạn có thể triển khai Local Marketing theo cách sau:
- Sử dụng Cookie theo dõi để xác định vị trí của khách hàng tiềm năng.
- Sau đó, cung cấp các ưu đãi giảm giá hoặc miễn phí vận chuyển cho khách hàng tiềm năng ở gần khu vực kho hàng của bạn hoặc ở nơi bạn có phương tiện vận chuyển.
Automation Marketing
Marketing Automation hay tiếp thị tự động hóa là quá trình ứng dụng các phần mềm giúp tự động hóa quá trình tiếp thị cho doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp thương mại điện tử, Marketing Automation sẽ giúp thay thế các hoạt động lặp đi lặp lại, xử lý thông tin nhanh hơn đồng thời giảm sai sót.
Tiếp nữa Marketing Automation tự động gửi thông tin đến khách hàng đúng thời điểm, phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ, từ đó tăng trải nghiệm khách hàng.
Đánh giá chung Marketing Automation là chiến lược marketing doanh nghiệp thương mại điện tử giúp tối ưu hiệu quả Marketing, thúc đẩy doanh thu và cải thiện ROI.
Quảng cáo Marketing
Đầu tư vào chạy quảng cáo là chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số. Bạn có thể lựa chọn chạy quảng cáo trên các mạng xã hội: Facebook, Instagram,… hay trên Google từ các Marketing Agency.
Ưu điểm của quảng cáo Marketing là bạn có thể ngắm mục tiêu để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Tiếp nữa, tùy vào mục tiêu bạn cũng có thể chọn các hình thức quảng cáo phù hợp: quảng cáo bài viết quảng cáo Page Post Engagement, quảng cáo Lead Ads, quảng cáo đa sản phẩm Multi Products Ads,…
Ngoài ra, bạn có thể tự chủ động tính toán chi phí cho việc chạy quảng cáo. Nhìn chung, chi phí không lớn. Vì vậy đây là chiến lược đặc biệt thích hợp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử quy mô nhỏ, cá nhân kinh doanh Online.
Marketing sàn thương mại điện tử
Trong 10 chiến lược Marketing doanh nghiệp thương mại điện tử không thể bỏ qua việc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử có tích hợp Marketing. Có thể kể đến các nền tảng như Shopify, Magento, OpenCart,…
Hiểu một cách đơn giản hơn các nền tảng thương mại điện tử này ngoài giúp bạn có thể tạo Website bán hàng Online với đầy đủ các tính năng như đăng sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, quản lý đơn hàng,… còn hỗ trợ tính năng Marketing, SEO.
Có thể liệt kê một vài tính năng Marketing, SEO mà các nền tảng này cung cấp như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tích hợp mạng xã hội, bán hàng trên Facebook, tạo mã giảm giá hướng đến đối tượng cụ thể,…